Hướng dẫn phòng chống mối vườn ươm hiệu quả


Phòng chống mối vườn ươm là một hạng mục vô cùng quan trọng bởi chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sự sinh trưởng của cây trồng về sau.

phòng chống mối vườn ươm

Có thể thấy được rằng vườn ươm giống chính là giai đoạn quan trọng đầu tiên cho chất lượng và sự phát triển của cây trồng sau này. Vì vậy ở giai đoạn này các giống cây luôn được tỉ mỉ chăm sóc cẩn thận trong tất cả các điều kiện. Và chính điều này đã khiến đây trở thành mồi ăn béo bở đối với loài mối. Mỗi năm chúng đã gây thiệt hại không nhỏ đến ngành nông – lâm nghiệp bởi việc phá hoại vườn ươm gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Theo đó diệt và phòng chống mối vườn ươm trở thành một vấn đề rất được các chủ vườn quan tâm, chú trọng.

1, Tác hại của mối đối với vườn ươm cây giống

phòng chống mối vườn ươm

Là yếu tố quyết định trực tiếp đến năng suất, chất lượng và sự sinh trưởng của cây trồng sau này nên tại vườn ươm các cây giống luôn được các chủ vườn chăm sóc cẩn thận và kỹ lưỡng từ lựa chọn hạt giống, đất đai cho đến quá trình gieo hạt và chăm sóc. Điều này đã biến nơi đây thành một nguồn thức ăn bổ dưỡng cho mối và nhiều loại côn trùng khác nhau. Và khi mối tấn công vườn ươm sẽ gây nên nhiều mối nguy hại như:

– Mối tấn công vào các cây thân gỗ dưới lòng đất và làm tổ dưới đó nên về sau sẽ gây nên hiện tượng sụt lún hay tạo thành những hố trũng dồn nước gây ứ đọng nước, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sinh trưởng của cây giống.

– Chúng tấn công vào các hom giống hoặc các giâm cây thân gỗ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng cũng như là chất lượng của các cây giống.

– Mối và các loại côn trùng tấn công trực tiếp vào cây giống như: ăn lá cây, ngọn cây, ăn hạt,… gây hư hỏng cây giống.

2, Lý do cần phải phòng chống mối vườn ươm hiệu quả

phòng chống mối vườn ươm

Có thể thấy với môi trường được chăm sóc cẩn thận với độ ẩm lý tưởng thì vườn ươm chính là đối tượng yêu thích của mối mọt. Và với những tác hại do loài côn trùng này mang đến được liệt kê phía trên thì việc diệt và phòng chống mối cho vườn ươm trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay. Hạng mục này sẽ giúp:

– Hạn chế tối đa sự tấn công, cắn phá và phá hoại của mối mọt đối với các loại cây giống đã nảy mầm và đang sinh trưởng.

– Việc phòng chống và diệt mối đúng cách sẽ giúp cho chủ vườn có thể ngăn chặn được tình trang lây nhiễm các nguồn bệnh tật giữa các cá thể giống cây trồng, cây non.

– Tiêu diệt mối tận gốc và các loại côn trùng khác còn giúp tạo nên một môi trường thuận lợi để các cây giống sinh trưởng và phát triển.

3, Hướng dẫn phòng chống mối vườn ươm hiệu quả

3.1 Các phương pháp phòng mối vườn ươm

phòng chống mối vườn ươm

Như đã nói ở trên bên cạnh việc diệt mối thì phòng chống mối cũng là vấn đề rất cần thiết. Và dưới đây là một số phương pháp phòng chống mối vườn ươm hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

– Sử dụng các loại thuốc diệt mối dạng bột để trộn trực tiếp vào đất hoặc cho vào các bầu ươm để ươm hom, gieo hạt giống hay cấy cây non. Tại bước này bạn cần lưu ý cân đối tỉ lệ theo đúng hướng dẫn trên bao bì và quy trình sản xuất để phòng chống mối hiệu quả nhất.

– Bên cạnh việc trộn bột diệt mối vào bầu ươm thì bạn cũng cần phải phun thuốc diệt mối dạng dung dịch khắp vườn ươm. Điều này sẽ giúp mối ngửi thấy mùi thuốc và không tấn công đến các khu vực phun thuốc để bảo vệ cây giống hiệu quả.

> Bài viết liên quan:

Phòng chống mối công trình

3.2 Một số lưu ý trong phòng chống mối vườn ươm hiệu quả

phòng chống mối vườn ươm

Trên thực tế trong phòng mối vườn ươm thì bạn cần lưu ý rằng tùy thuộc vào từng loại giống cây mà có những loại thuốc diệt mối và cách thực hiện khác nhau sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

– Đối với các loại cây nông nghiệp ngắn ngày như: khoai tây, khoai lang, lạc, đậu tương,… thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc Bam 5H, Basudin 5H hay Vibasu 10H với liều lượng từ 1 – 1,2kg/sào khi làm đất hoặc trộn đều với đất, phân theo hốc, rạch.

– Đối với các loại cây lâm nghiệp như phi lao, bạch đàn, thông,… thì cần phải vệ sinh vườn và rừng, dọn sạch cành lá khô và đồng thời diệt và phòng chống mối trước khi trồng.

– Tại khu vườn có diện tích lớn hay rừng thì cần làm hố bẫy mối để diệt tận gốc trước khi phòng chống với vị trí từ 500 – 1000m2 cho một hố.

– Ở tại các khu rừng nhiều mối khi trồng rừng tái sinh thì ta nên trồng những loại cây có khả năng chống mối cao như: lim, keo, lát,… tránh trồng các loại cây dễ bị mối tấn công như: bạch đàn, thông, phi lao,…

– Sau khi kết thúc đợt ươm ta cần phải vệ sinh và phun thuốc phòng chống mối trước khi bắt đầu đợt mới để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên đây Trung tâm diệt côn trùng sinh học đã hướng dẫn mọi người cách phòng chống mối vườn ươm hiệu quả. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho mọi người giúp cây giống khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và mang đến năng suất cao hơn.

Các dịch vụ khác: