Tham khảo cách xử lý khi bị côn trùng cắn hiệu quả


Cùng với những cách xử lý khi bị côn trùng cắn đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn có thể sơ cứu kịp thời để bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh.

cách xử lý khi bị côn trùng cắn

Với điều kiện khí hậu nóng ẩm đặc trưng ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho rất nhiều loại côn trùng sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt là trong số đó không phải loại côn trùng nào cũng vô hại mà có rất nhiều loài có thể tấn công con người. Và khi bị côn trùng cắn nơi bị đốt thường xảy ra các phản ứng như: đau, ngứa, sưng nề đỏ,… thậm chí là sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy việc nhận biết dấu hiệu và cách xử lý khi bị côn trùng cắn kịp thời là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

1, Tham khảo cách xử lý khi bị côn trùng cắn

Trên thực tế là tùy thuộc vào từng loại côn trùng cũng như là liều lượng nọc độc và cơ địa của mỗi người mà có những biểu hiện tổn thương của cũng như là mức độ nguy hiểm khác nhau. Và trong mỗi trường hợp mà ta có những cách xử lý khi bị côn trùng cắn khác nhau:

Cách xử lý khi bị côn trùng không có nọc độc cắn

cách xử lý khi bị côn trùng cắn

– Thông trường các trường hợp côn trùng đốt thường chỉ gây ra những phản ứng nhẹ như: đau ngứa, sưng đỏ,… thường không cần phải điều trị mà những tổn thương này sẽ tự khỏi và thậm chí là biến mất sau vài giờ mà không để lại bất cứ di chứng nào.

– Trong tường hợp côn trùng cắn tại vết chích để lại ngòi còn cắm vào da thì bạn có thể sử dụng kim hoặc nhíp nhổ ngòi ra sau đó rửa sạch vết thương bằng chất khử khuẩn rồi chườm lạnh để giảm đau và sưng.

Xử lý khi bị côn trùng có nọc độc cắn

cách xử lý khi bị côn trùng cắn

– Với những trường hợp khi bị côn trùng có nọc độc cắn có phản ứng lan tỏa thành một quầng đỏ lan rộng gây ngứa ngáy và đau nhức nhiều thì cần sơ cứu bằng cách rửa sạch vùng bị đốt bằng các dung dịch sát khuẩn rồi chườm lạnh. Trong trường hợp bị kiến lửa đốt sau một ngày thường bị mụn mủ nhỏ khi xử lý cần cẩn thận không làm vỡ mụn mủ để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. Còn với các loại như rắn độc thì tốt nhất là nên thắt garo vừa phải, có thể nặn bỏ máu độc ở miệng vết thương và chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

– Một số người do cơ địa nên khi bị côn trùng chích có thể bị dị ứng như phù môi, mắt, nổi mày đay và co thắt phế quản, sốt hoặc sốc phản vệ,… Trong trường hợp này thì cần phải đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

2, Cách phòng ngừa bị côn trùng cắn

cách xử lý khi bị côn trùng cắn

Trên thực tế để bảo vệ bản thân và gia đình thì tốt nhất bạn cần phải có các biện pháp phòng ngừa phù hợp để tránh bị côn trùng đốt. Cụ thể như sau:

– Giữ gìn vệ sinh nhà cửa và môi trường, cảnh quan xung quanh luôn sạch sẽ, thông thoáng, phát quang các bụi rậm. Thường xuyên phun thuốc diệt muỗi cũng như là diệt côn trùng định kỳ.

> Bài viết liên quan:

giá thuốc diệt côn trùng

– Khi đi dã ngoại nên kiểm soát mùi hôi của các loại chất thải, rác thải để tránh thu hút các loại côn trùng.

– Có các biện pháp phòng hộ như mặc quần áo dài, đội nón, mang tất, găng tại khi vào những khu vực có nguy cơ cao bị côn trùng đốt.

– Khi đi ngủ cần phải mắc màn để phòng tránh muỗi và các loại côn trùng khác.

– Vào buổi tối trong mùa mưa, mùa gặt cần đóng kín cửa sổ hoặc làm lưới ngăn để tránh côn trùng bị ánh đèn thu hút bay vào nhà,…

Kết luận

Trong bài viết trên đây Trung tâm diệt côn trùng sinh học đã chia sẻ với mọi người một vài cách xử lý khi bị côn trùng cắn để có thể sơ cứu kịp thời. Đây là những cẩm nang bỏ túi vô cùng hữu ích mà bạn không thể bỏ qua để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Các dịch vụ khác: