Mối vua mối chúa chết tổ mối có bị tiêu diệt?


Mối vua mối chúa được biết đến như thành phần sinh sản chính trong tổ mối. Số lượng trứng được mối chúa sinh ra biến đổi tùy theo loài và tuổi của mối chúa. Tại các vùng nhiệt đới, sự sinh sản diễn ra liên tục quanh năm, mặc dù có dao động theo mùa. Tại những vùng có khí hậu ôn hòa hơn, mối thường hoãn việc đẻ trứng trong những tháng lạnh. Vậy có phải khi mối vua và mối chúa chết đi thì tổ mối sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt? Cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây nhé!

Có bao nhiêu mối vua mối chúa trong tổ mối?

Trong các tổ mối thông thường chỉ có 1 mối vua. Tuy nhiên, 1 số tổ có tới 3 mối vua. Cũng giống như mối vua, trong 1 tổ mối thường chỉ có 1 mối chúa. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trong tổ mối có đến 2-3 mối chúa, thậm chí có tổ có đến 8 mối chúa.

Trong 1 tổ cùng tồn tại nhiều mối vua mối chúa có thể giải thích là do các đôi mối cánh đầu tiên cùng bay đến 1 gốc cây hoặc khe rỗng để xây tổ. Sau khi xây tổ, những mối cánh này phát triển thành mối chúa và cùng chung sống với nhau trong 1 hoàng cung.

Các loài mối khác nhau
Các loài mối khác nhau

Bên cạnh đó, khi thử nghiệm nuôi 5 đôi mối cánh trong 1 lồng nuôi, các nhà khoa học đã thấy chúng có thể chung sống với nhau trong một chỗ và duy trì mọi hoạt động sống bình thường của tổ.

Nhiệm vụ của mối vua mối chúa là gì?

Tổ mối được thành lập khi một con mối có khả năng sinh sản tham gia cuộc giao phối. Bầy mối này bao gồm mối sinh sản hậu bị đực và cái từ tổ mối đã phát triển đầy đủ. Khác với mối thợ và mối lính, mối sinh sản được trang bị cánh, nhiều loài có màu sẫm.

Sau khi giao phối, chúng tìm chỗ đậu và rụng cánh. Các con mối này trở thành mối vua mối chúa trong tổ mới, chức năng cơ bản của mối vua là thụ tinh cho mối chúa. Mối chúa chịu trách nhiệm đẻ trứng để duy trì sự sống và phát triển của tổ mối.

Mối chúa
Mối chúa

Tuy nhiên, nhiệm vụ của mối chúa trong tổ mối lại đa dạng và thay đổi qua thời gian. Sau khi kết đôi với một con đực, nó bắt đầu nhiệm vụ đặt nền móng trong việc thành lập tổ. Nó phải xác định một địa điểm làm tổ thích hợp, đào xới và bắt đầu đẻ trứng nở ra lứa mối thợ đầu tiên.

Mối vua mối chúa được nuôi dưỡng và chăm sóc bởi đàn mối thợ thông qua một lỗ nhỏ trong các bức tường chắc chắn của tổ mối. Mối chúa đẻ trứng đều đặn mỗi ngày. Mối thợ mang trứng đến phòng ấp trứng.

Nhìn chung, mối chúa chẳng khác gì một “cỗ máy đẻ” khi cả vòng đời có thể lên đến 25-50 năm của nó chỉ dành cho việc nằm yên một chỗ và đẻ trứng. Lúc đầu, việc sinh sản trứng rất chậm chạp, nhưng tăng dần qua mỗi năm.

> Bài viết liên quan:

Nhiệm vụ chính là sinh sản vậy khi mối vua mối chúa chết đi thì tổ mối có diệt vong?

Mối vua và mối chúa là các cá thể mối cánh đực đã rụng cánh sau khi bay giao hoan phân đàn và xây dựng tổ. Khi mối vua chết thì các mối trung gian có thể sẽ phát triển thành mối vua thay thế. Tương tự, mối chúa được chia làm hai loại là mối chúa chính thức và mối chúa thay thế.

Mối chúa
Mối chúa

Mối chúa chính thức là mối chúa được hình thành sau khi bay giao hoan phân đàn, tức là một trong hai cá thể đầu tiên của tổ mối. Mối chúa thay thế được hình thành khi mối chúa chính thức bị chết. Chính việc tạo ra các mối vua và mối chúa bổ sung sau khi mối vua và mối chúa chính thức bị tiêu diệt nên trong phòng trừ mối chỉ diệt mối vua mối chúa là chưa hiệu quả.

Hiểu đơn giản để diệt mối tận gốc thì việc tiêu diệt cả tổ mối kể cả mối vua mối chúa là điều rất cần thiết, tuy nhiên nếu chỉ giết chết được mối vua mối chúa thì chỉ sau một thời gian tổ mối mới sẽ tiếp tục được hình thành và phát triển.

Vậy nên để tiêu diệt mối triệt để và đạt hiệu quả tối ưu, tốt nhất là bạn nên liên hệ với các công ty chuyên cung cấp dịch vụ diệt mối chuyên nghiệp hoặc các Trung Tâm Diệt Côn Trùng Sinh Học uy tín gần nhất để được tư vấn các giải pháp phù hợp.