Khi nhắc đến mối chúa nhiều người sẽ chỉ nhớ đến vai trò sinh sản của chúng. Bởi hầu như trong cả vòng đời nó chỉ dành cho việc nằm yên một chỗ và đẻ trứng. Tuy nhiên, bạn đừng quên rằng chúng chính là thành phần quan trọng nhất trong tổ mối, nhờ có chúng mà tổ mối mới được thành lập, duy trì và phát triển. Vậy thì còn những điều bí ẩn nào về chúng mà bạn vẫn chưa được biết và cách diệt mối chúa? Hãy cùng khám phá ngay ở bài viết bên dưới nhé!
Mối chúa thường nằm ở vị trí rất khó để tìm ra để tiêu diệt
Mối chúa là một cá thể có vai trò quan trọng trong tổ mối cho nên việc tìm ra chúng cũng không phải dễ dàng. Mối chúa và mối vua trú ngụ nơi kín đáo và sâu trong lòng đất, thường không ra khỏi tổ trừ trường hợp ngập úng, hoặc chúng có thể rời tổ chính đến tổ phụ an toàn hơn song thường không ở ngay vị trí đang gây hại.
Sự bố trí giữa các tổ mối phụ xung quanh tổ chính khá phức tạp, chúng thường nằm cách tổ chính tầm 5m và rất khó để có thể phát hiện ra hoạt động của chúng. Một điều đáng ngạc nhiên là cách đào đường hầm của loài mối có thể được xem là những thiết kế tiên tiến nhất hiện nay của con người. Từ việc thiết kế vòm với những đường cong hoàn hảo cho tơi việc phân bố các tổ.
Khám phá một số đặc điểm thú vị khác của mối chúa
Trong tổ mối sẽ có nhiều hơn 1 mối chúa và nó luôn là trung tâm vận hành của cả tổ mối và nhiệm vụ chính là sinh sản để duy trì số lượng cá thể trong tổ.
Bụng của mối chúa được cấu tạo đặc biệt nhằm phục vụ cho chức năng đẻ trứng và có thể sinh sản hơn 30,000 trứng.
Mối chúa là nguồn chủ yếu sản sinh ra pheromone trong tổ, nó dùng để giao tiếp. Chất hóc môn này cũng rất hữu ích trong quy trình ăn uống của tổ mối.
> Bài viết liên quan:
Khi mối chúa lập một tổ mới, nó có nghĩa vụ đẻ hàng ngàn trứng và chăm sóc mối non, ít nhất là trong vài tháng đầu. Khi đội quân đã đủ lớn để đỡ đần công việc trong tổ, mối chúa sẽ giao nhiệm vụ xây dựng và chăm sóc trứng cho mối thợ, sau đó chỉ tập trung vào nhiệm vụ đẻ trứng.
Mối chúa có kích thước gấp 300 lần so với mối thợ. Chúng không thể di chuyển hay tự mình ăn uống mà phải nhờ bầy thợ mối chăm sóc và giúp đỡ những nhu cầu cơ bản để duy trì sự sống.
Để hình thành tổ mối lớn thông thường cần phải hết 10 năm xây dựng. Mối thường sinh sản vào tháng 4 và tháng 5, mối chúa thường sống được 10 năm và trong điều kiện lý tưởng có thể sống tới 30 năm.
Cách diệt mối chúa đơn giản và hiệu quả nhất
Muốn diệt được mối chúa thì bạn có thể áp dụng phương pháp sinh học hay còn gọi là diệt mối lây nhiễm. Cơ chế lây nhiễm được thực hiện khi ta phun chế phẩm lây nhiễm vào những cá thể mối lính hay mối thợ đi kiếm ăn. Mối chúa được diệt bởi chế phẩm lây nhiễm được mối thợ đi kiếm ăn mang về tổ.
Cách diệt mối chúa tận gốc thực hiện theo 3 bước:
- Bước 1: Tại những nơi có mối xuất hiện phá hoại, đặt các hộp nhử bên trong là gỗ có chất dẫn dụ để thu hút mối vào hộp mồi, thời gian nhử từ 8-12 ngày.
- Bước 2: Phun chế phẩm sinh học vào lượng mối trong hộp, thuốc sẽ không làm mối chết ngay tại chỗ mà khiến chúng bị dính thuốc mang về tổ làm lây nhiễm cho toàn bộ tổ mối cho đến khi được diệt tận gốc.
- Bước 3: Khoảng 5 ngày sau khi phun thuốc, ta tiến hành thu dọn, vệ sinh hộp nhử mối và kiểm tra kết quả.
Ở trên là kỹ thuật để bạn diệt mối tận gốc kể cả mối vua và mối chúa. Thế nhưng quy trình xử lý này đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật cũng như kinh nghiệm. Đây cũng là câu trả lời lý giải cho vấn đề tại sao việc tự thực hiện diệt mối lại không đạt được kết quả.
Biện pháp tối ưu nhất là nên sử dụng dịch vụ diệt mối tận gốc tại nhà của Trung Tâm Diệt Côn Trùng Sinh Học với sự uy tín và chất lượng, bảo hành miễn phí dài hạn. Không tốn nhiều công sức và chi phí cho việc xử lý nhiều lần.